ĐÔNG TRÙNG HẠ THẢO VÀ TÁC DỤNG !!!

ĐÔNG TRÙNG HẠ THẢO VÀ TÁC DỤNG !!!
Ngày đăng: 18/12/2020 12:26 PM

    ĐÔNG TRÙNG HẠ THẢO TRONG Y HỌC


     Tổng quan về đông trùng hạ thảo:
    1.1. Tên gọi:

    Đông trùng hạ thảo (Chinese caterpillar fungus), còn gọi là trùng thảo, hạ thảo đông trùng hay đông trùng thảo, là một loại đông dược quý có bản chất là dạng ký sinh của loài nấm Cordyceps sinensic (thuộc nhóm Ascomycetes) trên cơ thể sâu Hepialus fabricius. Phần dược tính của đông trủng hạ thảo đã được chứng minh là do các chất chiết xuất từ nấm Cordyceps sinensic.
    Tên gọi "đông trùng hạ thảo" là xuất phát từ quan sát thực tế khi thấy vào
    mùa hè nấm Cordyceps sinensic mọc chồi từ đầu con sâu nhô lên khỏi mặt đất.Vào mùa đông thì nhìn cặp cá thể này giống con sâu (côn trùng), còn đến mùa hè thì chúng trông giống một loài thực vật (thảo mộc) hơn. Riêng tên “Đông trùng hạ thảo” được ghi chép là vị thuốc xuất hiện lần đầu tiên trong cuốn “Bản thảo cương mục” vào đời nhà Minh của danh y Lý thời Trân (năm 1575), Đông Trùng Hạ Thảo được xếp ngang với nhân sâm về công năng chữa bệnh – thuộc vào loại toàn diện nhất.

    1.2. Nguồn gốc hình thành:
    Đông trùng hạ thảo là hiện tượng loài sâu thuộc chi Hepialus trong tổng Họ Lepidoptera (Cánh bướm) bị kí sinh bởi một loài nấm túi có tên khoa học là Cordyceps sinensis (Berk.) thuộc tổng Họ Ascomycetes (Nang Khuẩn). Thường gặp nhất là sâu non của loài Hepialus Fabricius hoặc Hepialus Armoricanus.Ngoài ra còn 40 loài khác thuộc chi Hepialus cũng có thể bị Cordyceps sinensis ký sinh. Các loài nấm này phân bố rộng ở châu Á và châu Úc với trung tâm đa dạng là vùng Đông Á, đó là các vùng cao nguyên cao hơn mặt biển từ 4000 đến
    5000m như: Tây Tạng, Tứ Xuyên, Thanh Hi, Cam Túc, Vân Nam...Chu trình sống của Cordyceps:


     Cordyceps thuộc họ nấm, nó ký sinh trên thân của côn trùng. Mùa Đông, nấm ký sinh vào côn trùng, phát triển thành hệ sợi nấm (đây là giai  đoạn vô tính), sử dụng nguồn dinh dưỡng từ cơ thể côn trùng và giết chết côn trùng.

     Mùa hạ, sợi nấm vô tính chuyển sang giai đoạn hữu tính, hình thành cây nấm là cơ quan chứa bào tử vô tính và nhú lên khỏi mặt đất nhưng gốc vẫn dính liền vào thân sâu

    1.3. Mô tả
    Chi nấm Cordyceps có tới hơn 600 loài khác nhau. Tuy nhiên cho đến nay người ta mới chỉ nghiên cứu nhiều nhất được về 2 loài Cordyceps sinensis (Berk.) Sacc. và Cordyceps militaris (L. ex Fr.) Link. Từ năm 1964, chỉ có loại Cordyceps sinensis được coi là dược liệu có trong dược điển C. sinensis. Đông trùng hạ thảo khi còn sống, người ta có thể trông rõ hình con sâu, với đuôi là một cành nhỏ, mọc lá. Khi sấy khô, nó có mùi tanh như cá, đốt lên có mùi thơm. Phần "lá" hình dạng giống ngón tay, dài khoảng 4 - 11cm do sợi nấm mọc dính liền vào đầu sâu non mà thành. Đầu sâu non giống như con tằm, dài chừng 3-5 cm, đường kính khoảng 0,3 - 0,8 cm. Bên ngoài có màu vàng sẫm hoặc nâu vàng với khoảng 20-30 vằn khía, vằn khía ở gần đầu nhỏ hơn. Phần đầu có màu nâu đỏ, đuôi giống như đuôi con tằm, có tất cả 8 cặp chân, nhưng 4 đôi ở giữa là rõ nhất. Chất đệm nấm hình que cong mọc ra từ mình sâu non, dài hơn sâu non một chút. Sâu non dễ bẻ gãy, ruột bên trong căng đầy, màu trắng hơi vàng; chất đệm nấm khá dai và bên trong ruột hơi rỗng, có màu trắng ngà.
    1.4. Thành phần
    Các phân tích hoá học cho thấy trong sinh khối (biomass) của đông trùng hạ thảo có 17 đến 19 loại acid amin khác nhau, có D-mannitol, có lipid, có nhiều nguyên tố vi lượng (Na, K, Ca, Mg, Al, Mn, Cu, Zn, Bo, Fe... trong đó cao nhất là phospho). Quan trọng hơn là trong sinh khối đông trùng hạ thảo có nhiều chấ

     

    2. Tác dụng dược lý của đông trùng hạ thảo theo y học hiện đại:
    2.1. Chống oxy hoá:

    Trên thực nghiệm: dịch chiết bằng nước và rượu, cả cordyceps tự nhiên và nuôi cấy cho thấy tác dụng chống oxy hoá:
     Ức chế khả năng oxy hoá acid linoleic
     Khử hoạt tính của chất 1,1-diphenyl-2-picryl hydrazyl (DDPH),
    hydrogen peroxide, gốc tự do hydroxyl, anion superoxide, hoạt tính bắt giữ kim loại
     Poly phenolic và flavonoid có trong Cordyceps là chất anti oxidants
    2.2. Tác dụng kháng tế bào ung thư:
    Nghiên cứu trên các loại tế bào ung thư khác nhau như: hạch, gan, đại tràng, tuyến tiền liệt, và vú, cho thấy dịch chiết rượu từ cordyceps có tác dụng chống tăng sinh của các loại tế bào ung thư này. Một nghiên cứu khác cho thấy cordyceps ức chế tăng sinh tế bào ung thư đại tràng qua con đường ức chế sự thoái giáng của chất I-kappa B-alpha trong tế bào và ức chế hoạt tính của NF-Kappa B.
    2.3. Tác dụng chống mệt mỏi và stress:
    Dịch chiết bằng nước nóng của Cordyceps sinensis có tác dụng chống mệt mỏi và stress trên chuột ICR và chuột Sprague-Dawly.
    2.4. Tác dụng trên hệ hô hấp:
    Dịch chiết bằng cồn cho kết quả:
     Ức chế sự tăng sinh những tế bào BALF (Bronchoalveolar lavage
    fluids) được hoạt hóa bởi lipopolysaccharide (LPS),
     Ức chế sự sản xuất IL-1 beta, IL-6, IL-8, IL-10 và INF – alpha trên
    BALF.
    2.5. Tác dụng chống sợi hoá gan:
    Trên mô hình chuột Sprague –Dawly, gây sợi hóa gan bằng Dimethyl nitrosamine, cho uống Cordyceps sinensis, kết quả cho thấy giảm đáng kể sợi hóa ở gan, bởi nó thúc đẩy sự thoái giáng chất collagen như Hydroxyproline, ức chế metalloproteinase – 2 ở mô, collagen loại IV và loại I

     

    2.6. Tác dụng chống sợi hoá phổi:
    Nghiên cứu được thực hiện trên người bệnh SARS đã phục hồi, chia 2 nhóm:
    - Nhóm thử: 16 người (4 nam và 12 nữ); tuổi trung bình 34,3 tuổi; cho
    uống 3 gr Cordyceps mỗi ngày.
    - Nhóm chứng: 15 người, được chăm sóc bằng y học hiện đại.
    - Kết quả đánh giá bằng chụp CT scanner phổi, xét nghiệm Serum soluble
    Interleukin – 2 Receptor (SIL – 2R): nhóm thử thuốc cải thiện tốt trên CTscanner và giảm nồng độ SIL – 2R, trong khi nhóm chứng không có được kết quả này.
    2.7. Tác dụng kích thích hệ miễn dịch:
    Tính chất điều hòa hệ miễn dịch của polysaccharides từ cordyceps sinensis đã được khảo qua xét nghiệm máu ngoại vi.Kết quả: dịch chiết có khả năng gây sản xuất yếu tố hoại tử bướu alpha (TNF-alpha), Interleukin (IL) -6, và IL-10.
    3. Ứng dụng đông trùng hạ thảo trong lâm sàng:
    Đông trùng hạ thảo được dùng để điều trị ho, viêm phế quản mạn tính, bệnh ở thận, tiểu đêm, suy nhược sinh dục nam, thiếu máu, tăng cholesterol, rối loạn chức năng gan, mệt mỏi, ù tai, sụt cân…Tăng chức năng hệ miễn dịch, tăng lực cho vận động viên, chống lão hoá 
    sớm, cải thiện chức năng gan với người viêm gan siêu vi B.
    Một số người dùng đông trùng hạ thảo như một “adaptogen” để tăng thể lực và chống mệt mỏi.
    Trên hệ tim mạch: đông trùng hạ thảo tốt cho hoạt động của tim và mạch máu, điều hoà nhịp tim, hạ cholesterol máu, ức chế kết tụ tiểu cầu, có tác dụng chống viêm, cải thiện tuần hoàn bàng hệ. Myriocin và thermozymocidin (1 acid amin không điển hình) ức chế hữu
    hiệu serine palmitoyltransferase, chất hình thành trong giai đoạn đầu của sự sinh tổng hợp sphingosin (Zhao. et al., 2013) Myriocin có tác dụng ức chế miễn dịch (immunosuppressant) gấp 10-100 lần cyclosporine.

    Chia sẻ:
    Bài viết khác:
    0
    Zalo
    Hotline