NHỮNG ĐIỀU THÚ VỊ VỀ CHIM YẾN!!

NHỮNG ĐIỀU THÚ VỊ VỀ CHIM YẾN!!
Ngày đăng: 28/08/2021 11:09 AM

    Ngoài việc những chú chim yến mang đến cho con người một loại thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao, chúng ta có biết rằng chúng còn rất nhiều điều thú vị mà ta chưa biết về loài chim này?

    Tổ yến đươc làm từ gì và như thế nào?

    Tổ yến ( yến sào) được làm bằng dịch tiết ra trực tiếp từ hai tuyến nước bọt dưới lưỡi của chim yến. Khi đến mùa sinh sản, chim yến sẽ chọn một vị trí mà nó cảm thấy phù hợp để xây tổ, nó sẽ sử dụng lưỡi để đẩy nước bọt ra khỏi miệng và quẹt nhiều lần lên vách hang để định hình tổ yến. Nước bọt sẽ khô lại sau khoảng 2 đến 3 tiếng. Để hoàn thành được một chiếc tổ yến hoàn chỉnh cần khoảng một tháng.

    Khi kích thước chiếc tổ đủ lớn, chim yến sẽ quẹt nước bọt lên mép tổ và lòng tổ. Tổ yến cũng chính là nơi chim yến đẻ trứng sau này. Với những người đi thu hoạch tổ, khi họ thấy tổ yến có xơ mướp thì sẽ biết chú chim yến đó sắp đẻ trứng.

    Chim yến là loài ăn sạch – uống sạch

    Yến là một trong những loài chim sạch sẽ bậc nhất, kiếm ăn chủ yếu ở độ cao 5-50m,  thức ăn của yến là những loại côn trùng nhỏ, bay giữa không trung. Cho nên chúng chỉ ăn các loài côn trùng nhỏ bay trên không trung và uống sương trời vào lúc sáng sớm hay chiều tà. Chúng tuyệt đối không ăn những côn trùng đã chết và không uống nước bẩn ở sông ngòi, ao hồ.

    Yến là loài chim chung thủy tuyệt đối

    Khác với nhiều loài chim khác, chim yến vô cùng chung thủy với bạn đời của mình. Nếu một trong hai chết trước thì con còn lại không bao giờ đi tìm một bạn tình khác, nó cứ sống vậy cho đến khi lìa bỏ cõi đời hoặc lao đầu và vách đá mà chết cùng nhau.

    Chim yến không chỉ chung thủy với bạn đời mà còn chung thủy với chính tổ của mình xây nên. Khi yến đã chọn vị trí làm tổ thì cho dù có bị phá tổ nó cũng sẽ chọn đúng vị trí đó để gây dựng lại một cái tổ mới.

    Chim yến ngủ và giao phối trên không trung

    Một nhóm các nhà nghiên cứu tại Khoa Sinh học của Đại học Lund, Thuỵ Điển, đã phát triển một loại máy ghi dữ liệu vi mô mới để theo dõi các chuyển động của loài chim, phát hiện ra chúng có thể ăn uống, giao phối, thậm chí ngủ trong khi bay, bằng cách lướt trên những luồng không khí ấm áp và có thể bay liên tục trong 10 tháng mà không cần hạ cánh

    Cơ thể của chúng đã thích nghi với chuyến bay gần như không ngừng với đôi cánh dài và hẹp, chân ngắn và nhẹ, và chúng có hình dạng khí động học gần như hoàn hảo. Chúng cũng rụng lông rất chậm trong khoảng thời gian sáu tháng, không để lại bất kỳ khoảng trống đáng kể nào có thể ảnh hưởng đến chuyến bay dài ngày như vậy.

    Dữ liệu của các nhà khoa học cho thấy chim yến độ tuổi từ 20 năm trở lên và trong suốt cuộc đời của mình chúng có thể bay trên 3 triệu km.

    Loài chim khỏe mạnh và dẻo dai… nhưng lại có đôi chân yếu

    So với các loài chim khác tuy thân hình rất nhỏ bé nhưng nó có sức khỏe vô cùng dẻo dai. Chúng thường kiếm ăn liên tục từ năm giờ sang đến tám giờ tối mới về. Trung bình, chim yến có thể bay liên tục 15h mỗi ngày và bay xa đến 300km để kiếm mồi. Vận tốc bay của chúng cũng rất nhanh, tối đa có thể lên tới 130-160km/h.

    Ngược lại vơi đôi cánh khỏe,  đôi chân của chúng lại khá yếu, Vì chân của chúng không thể chạy nhảy trên mặt đất hay bám chắc vào các cành cây như các loại chim khác. Chân của chúng chru yếu chỉ bám vào các bờ tường, vách đá để dựng tổ cho mình.

    Là loài chim có giác quan rất tốt

    Chim yến có trí nhớ siêu tốt trong việc định hướng đường bay về tổ và xác định dễ dàng vị trí tổ của chúng giữa hàng trăm ngàn những chiếc tổ của con chim khác. Chúng thích làm tổ ở những nơi có cường độ ánh sáng khoảng 0,02 – 0,2 lux.

    Khả năng nghe và ngửi của yến cũng vô cùng tốt. Chúng sẽ làm tổ ở những nơi đã từng có chim yến khác làm tổ. Chúng ngầm hiểu được, nếu đã có bạn yến ở thì đây là nơi an toàn, thích hợp cho việc sinh sản sau này.

    Chim yến trong tối đã định vị bằng âm thanh dội để tránh vật cản và xác định vị trí ở của nó. Âm thanh này nghe giống như một chuỗi tiếng “cạch, cạch”, phát ra liên tục. Âm thanh này có tần số, biên độ và cao độ khác nhau cho mỗi cá thể chim yến. Có dải tần phổ biến nằm trong khoảng từ 2KHz – 8KHz. Mỗi cá thể đều phát ra âm thanh có tần số riêng biệt. Khi phát ra gặp vật cản nó sẽ dội lại để con khác nghe và thấy được vật cản trước mắt để tránh đi. Lúc về tổ chim yến sẽ phát ra âm thanh tìm tổ của mình. Mỗi tổ là một cấu trúc riêng sẽ cho ra âm phản hồi đặc trưng mà chỉ có chim làm ra tổ đó mới nhận biết được. Vì vậy, mỗi cá thể chim yến sẽ dễ dàng nhận ra tổ của mình ở chỗ nào.

    Chim yến trưởng thành có tới 12 tiếng kêu khác nhau

    Cũng như mọi loại vật khác, yến sử dụng các âm thanh đặc biệt để giao tiếp với nhau. Có tiếng chim mẹ, chim con, chim đực, chim mái tiếng gọi bạn tình, tiếng gọi bầy, tiếng đấu tranh,… Yến trưởng thành phát ra khoảng 12 tiếng kêu khác nhau vào các thời điểm khác nhau. Tần số âm thanh mà loài yến phát ra rơi vào khoảng 1 – 16 KHz, tập trung nhất ở khoảng 2 – 5 KHz, hoàn toàn nằm trong khoảng tai người có thể nghe được.

    Chim yến chúng đi kiếm ăn và trở về theo tiếng gọi của bầy đàn. Chính vì vậy mà vào mỗi sáng sớm khi một chim rời khỏi tổ, bay lượn xung quanh và đồng thời phát ra tiếng kêu thì tất cả những con chim khác cũng thực hiện y như vậy. Chúng lượn khoảng 4 – 5 vòng thì cùng nhau rời khỏi nhà bay đi kiếm ăn. Lúc chiều về, chúng chưa bay vội vào nhà mà lại lượn vòng quanh cửa ra vào của nhà và đồng thời phát ra tiếng kêu âm ĩ, kêu gọi nhau cùng vào tổ của mình. Âm thanh gọi nhau vào nhà vào chiều tối và kiếm ăn buổi sáng của chim yến thường có nhiều nhịp, mỗi nhịp kéo dài trung bình 1,8 giây, âm sắc cũng rất phong phú và đa dạng.

    Nguồn: sưu tầm!

    Chia sẻ:
    Bài viết khác:
    0
    Zalo
    Hotline